Vì Sao Cần Kiểm Soát Độ Sụt Bê Tông

VẤN ĐỀ:

Hiện tại, các dự án công nghiệp đang ngày càng có yêu cầu cao về độ bằng phẳng mặt sàn để nâng cao năng suất vận hành và hiệu quả sử dụng, đặc biệt đối với nhà kho chất lượng cao. Tiêu chuẩn ASTM E1155 / ACI 117 và TR34 ngày càng được áp dụng rộng rải để đánh giá cấp độ bằng phẳng mặt sàn bê tông.

Để đáp ứng yêu cầu về độ bằng phẳng được thiết kế, các đơn vị thi công sàn không ngừng thay đổi biện pháp thi công, thậm chí là ĐÁNH ĐỔI CHẤT LƯỢNG BÊ TÔNG nhằm đạt được độ bằng phẳng. Cụ thể một số đơn vị thi công sàn phẳng thường yêu cầu bê tông có độ sụt cao (bê tông nhão) để cán mặt được dễ dàng nhằm đạt được độ bằng (chỉ số FL theo ACI hay Property E trong TR34).

Việc sử dụng bê tông có độ sụt cao (bê tông nhão) kết hợp với bột tăng cứng để lấy lại cao độ đang được một số nhà thầu sàn phẳng áp dụng. Tuy nhiên, hậu quả về sau cho Chủ Đầu Tư là rất lớn, cụ thể như sau:

  • Tăng co ngót trong bê tông.
  • Gây nứt sàn bê tông, đặc biệt sau khoảng thời gian 2 tuần đến một vài tháng.
  • Thông thường bê tông bị tách nước nhiều làm giảm độ cứng bề mặt.
  • Tăng độ sụt bằng cách tăng phụ gia hóa dẻo (Superplasticizer) làm tăng hàm lượng bọt khí, gây nứt và ảnh hưởng xấu đến chất lượng bê tông.

ĐÁNH ĐỔI CHẤT LƯỢNG SÀN BÊ TÔNG BAO GỒM NỨT SÀN, GIẢM ĐỘ CỨNG BỀ MẶT ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC ĐỘ BẰNG PHẲNG LÀ SAI LẦM NGHIÊM TRỌNG.

ĐỀ XUẤT:
  • Độ sụt bê tông cần được kiểm soát chặt chẽ ở mức 10 cm đến 14 cm.
  • Đo độ sụt tất cả các xe bê tông.
  • Bố trí chiều dài bơm bê tông hợp lý khi sử dụng bơm ngang.
  • Lấy độ sụt đúng theo tiêu chuẩn quy định, ví dụ ASTM C143.